KHI KHÁM THAI 35-38 TUẦN BS THƯỜNG KÊU MÌNH LÀM XÉT NGHIỆM LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B ( GBS )GÌ ĐÓ. NÓA LÀ CÁI GÌ NÀO? MỌI NGƯỜI CÙNG ĐỌC NHÉ! RẤT LÀ CẦN LUN!

Xét nghiệm GBS thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai trong quá trình sàng lọc bệnh lý. Vậy xét nghiệm này có ý nghĩa gì, nếu kết quả dương tính có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

1. Tìm hiểu về GBS và xét nghiệm GBSGBS còn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm B, là vi khuẩn sống ở âm đạo phụ nữ. Mặc dù là vi khuẩn song hầu hết thời gian, GBS không gây ra vấn đề sức khỏe gì. Theo thống kê, khoảng 20 – 25% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn này sống trong cơ thể. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai và khi sinh, trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn GBS.xét nghiệm gbsVi khuẩn GBS là vi khuẩn lành tính có trong âm đạo và trực tràng.Phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 35 – 38 của thai kỳ được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm GBS như một xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Thai phụ nhiễm GBS thường không có triệu chứng gì cả. Vì thế cần chủ động xét nghiệm. Mẫu xét nghiệm thu thập bằng cách lấy mẫu mô từ âm đạo và trực tràng của phụ nữ mang thai. Sau đó mẫu được đem đi nuôi cấy để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn GBS.Nếu nhiễm khuẩn GBS, các biện pháp phòng ngừa biến chứng trước sinh sẽ được thực hiện để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.Việc nhiễm khuẩn GBS có thể khiến trẻ nhiễm trùng sơ sinh, suy giảm sức khỏe hoặc nặng nề hơn có thể gây tử vong Vì thế nên chủ động thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngay cả khi không có dấu hiệu sức khỏe bất thường. Một số ít trường hợp sẽ gây ra triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu như: đau, buốt rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục,…

2. Vi khuẩn GBS có thể gây biến chứng nào?Không phải tất cả thai phụ bị nhiễm GBS thì trẻ sinh ra cũng dương tính với vi khuẩn liên cầu nhóm B. Tỷ lệ nhiễm khuẩn và biểu hiện triệu chứng xuất hiện ở khoảng 1/200 trường hợp có mẹ nhiễm GBS và không được điều trị bằng kháng sinh.Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS ở trẻ sơ sinh thường khởi phát khá sớm, dễ phát hiện song 1 vài trường hợp khởi phát muộn và nguy hiểm.Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS khởi phát sớmTrẻ sơ sinh thường xuất hiện các triệu chứng từ ngày thứ 2 – 7 sau khi sinh bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, gặp vấn đề về tiêu hóa, hô hấp,… Những vấn đề sức khỏe này nếu không được phát hiện và điều trị kháng sinh sớm có thể gây tử vong cho thai nhi.Triệu chứng nhiễm khuẩn GBS khởi phát muộnTriệu chứng khởi phát muộn thường xuất hiện sau 1 tuần hoặc vài tháng sau khi sinh mặc dù trẻ đã nhiễm khuẩn GBS từ lúc mới sinh. Triệu chứng đáng lo ngại nhất là viêm màng não, khiến trẻ bị sốt cao co giật, chán ăn, nôn trớ, li bì, hôn mê, cứng cổ, thở thóp,… Triệu chứng càng nặng thì nguy cơ tử vong ở trẻ càng cao, cần phát hiện sớm, điều trị bằng kháng sinh kết hợp điều trị triệu chứng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.Điều trị nhiễm khuẩn GBS thường dùng kháng cho mẹ lúc vào chuyển dạ

3. Thực hiện xét nghiệm GBS như thế nào?Xét nghiệm GBS thường thực hiện kết hợp trong quá trình khám phần phụ sàng lọc trước khi sinh ở phụ nữ mang .

4. Cách điều trị khi kết quả xét nghiệm GBS dương tínhThai phụ bị nhiễm khuẩn GBS cần điều trị bằng kháng sinh đường tiêm lúc vào chuyển dạ. Để bảo vệ bé khỏi GBS..Xét nghiệm GBS được khuyến cáo nên thực hiện ở tất cả các lần mang thai, một người từng nhiễm GBS và điều trị khỏi hoàn toàn có thể nhiễm lại.Xét nghiệm GBS là xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà thai phụ nên thực hiện.

This will close in 20 seconds